Wednesday, April 9, 2014

Bec hay U-Bec là gì?

BEC hay U-BEC là gì?
- BEC: Battery Eliminator Circuit
- U-BEC: Ultimate BEC thực chất là một BEC rời, gắn thêm bên ngoài.
Cả BEC lẫn U-BEC đều làm chung một chức năng nhiệm vụ là cung cấp nguồn có điện áp ổn định 4.8V, 5V hoặc 6V cho Rx, servo, gyro v.v... hoạt động từ nguồn Pin (7.2, 11.1 hoặc hơn) chung
Các thông số cần quan tâm khi sử dụng BEC hay U-BEC
- Imax: là giá trị dòng điện cao nhất mà BEC có thể chịu được.
- Uout: là điện áp mà BEC cung cấp.. thường là 4.8V, 5V, 6V v.v...
- Uin: là khoảng điện áp mà BEC có khã năng làm việc. Thường khoảng điện áp này lớn hơn Uout.
- Loại BEC: linear (BEC thường), Switch (U-Bec hay Super Bec).
BEC, U-BEC thường gặp ở đâu?
- BEC hay linear BEC thường được tích hợp trong ESC công suất bé, và thường dùng các loại linh kiện như 7805, 1117-05 hay một số loại khác tương đương. Công suất thông thường từ 1A-3A, cũng có thể có công suất lớn hơn nhưng mạch sẽ phức tạp hơn nhiều. Khi hoạt động tỏa nhiều nhiệt.

Một số mạch BEC minh họa, mạch này cho điện áp ra là 6V, 1A-2A





U-BEC có thể là loại linear BEC hay switching BEC. Nhưng do linear BEC có một số hạn chế nên U-BEC thường là switching BEC (là một loại Switching DC-DC converter), thường được làm thành một module riêng hay được tích hợp trong một số ESC với công suất lớn (lúc này hay gọi là super BEC). Thông thường.. trên U-BEC có một cuộn dây be bé, hình vuông hoặc hình tròn. Hiệu suất làm việc khá cao, với công suất lớn thì có nhiều ưu điểm rỏ rệt so với linear BEC như kích thước nhỏ gọn, ít tỏa nhiệt.



Sơ đồ nối dây khi sử dụng U-BEC



Tại sao phải dùng U-BEC?
Kha kha, đây là một câu hỏi gây nhiều tranh cải, vì U-BEC giá không đắt nhưng cũng chẵng hề rẻ tí nào, thông thường 7$ - 50$ tùy theo loại và công suất.
Vấn đề đáng quan tâm khi sử dụng U-BEC là: công suất, độ ổn định, hiệu suất.
- Công suất thì U-BEC có thể lớn gấp nhiều lần BEC
- Độ ổn định thì cao hơn BEC là chắc rồi. Nhưng tuyệt nhiên không được cho em nó tắm nhé.. em nó mà tắm cái thì... tèo.
- Hiệu suất cao hơn nhiều lần so với BEC.
Ta sẽ đi sâu vào.. tìm hiểu tại sao hiệu suất của U-BEC lại cao hơn BEC.
Chúng ta thử làm một vài phép tính như thế này: Với 1 E heli như Trex450, có 4 servo + 1 gyro + 1 Rx là các thiết bị tiêu thụ điện từ BEC! 
- 1 micro servo có dòng tiêu thụ trung bình 200mA 
- 1 gyro có dòng tiêu thụ trung bình 20-50mA 
- 1 Rx có dòng tiêu thụ trung bình 15-30mA 
- 1 power batt 3 cells lipo U= 11.1V 
- BEC out V= 5V 
-> Mà heli khác cánh bằng ở chổ là gần như các servo liên tục hoạt động và chịu tải do đó bình quân tối thiểu BEC phải cung cấp một dòng điên Itb khoảng 1A!
-> Công suất sử dụng
' P0 = V*Itb = 5V*1A = 5W 
-> Tổng công suất mà Pin phải cung cấp
' P = U*Itb ~ 11V*1A = 11W 
-> Hiệu suất sử dụng là
' % = 100* P0/P = 5/11 = 46% 
-> Công suất thất thoát dưới dạng nhiệt là
' Pttn = P-P0 = 11-5 = 6W
-> Một viên Pin như trên (450) thường là 11.1V - 2300mAh có công suất là:
' Ppin = U*Q = 11.1*2.3 = 25.53W
-> Vấn đề còn lại thất thoát nhiệt của ESC, trung bình các ESC 25-35A có nội trở khoảng 0.01-0.003 một số loại có nội trở còn nhỏ hơn! Vậy nên công suất thất thoát trên ESC là 
' Pesc = Iesc*Resc ~ 0.35W 
Đem so sánh 2 giá trị trên ta thấy Pttn>Pesc 17 lần (tức công suất tiêu tán nhiệt do BEC gây ra lớn hơn 17 lần :rolleyes: công suất tiêu tán nhiệt do ESC gây ra!
Còn công suất thất thoát nhiệt của BEC so với công suất mà Pin có thể cung cấp
% = 100* Pttn/Ppin = 6/25.53 ~ 23.5%
Một con số cũng đáng kể đó chứ? Nếu dùng BEC thì gần 1/4 dung lượng Pin là dùng để đốt nóng cái BEC, gần 1/5 dung lượng Pin là dùng để nuôi Rx, servo..., chỉ còn hơn 1/2 là dùng để bay thôi.
Đó là chưa nói tới việc.. nóng quá cũng dể die lắm lắm.
Để cải thiện vấn đề trên mình dùng UBEC đổi điện áp từ 11.1 xuống 5V hay 6V bằng cơ chế Switching DC-DC convertor nên hiệu suất cực kì cao! Trung bình UBEC đạt được hiệu suất sử dụng từ 90-95% hoặc hơn. Tức là lúc này công suất tiêu tán nhiệt do BEC sinh ra là 5V*1A*0.1=0.5W tức nhỏ hơn 12 lần so với BEC thường. 
Đây là một số đặc tính của UBEC mà mình đã thử 
- Input 5,5-23V (2-5s lipo) 
- Outpu 5V/3A 
- Nặng 6g 
- Tần số 300KHz (switching frequency) 
- Hiệu suất 90% 
Lý do dùng UBEC là: 
1. Hiệu suất sử dụng cao, tiết kiệm Pin 
2. Công suất lớn 
3. Từ 1 và 2 => UBEC làm việc ổn định và đảm bảo hơn linear BEC.

Tìm hiểu về Servo

1. Cấu tạo: 
Hình ảnh

Cấu tạo động cơ R/C servo

1. Motor

2. Electronics Board

3. Positive Power Wire (Red)
4. Signal Wire (Yellow or White)
5. Negative or Ground Wire (Black)
6. Potentiometer
7. Output Shaft/Gear
8. Servo Attachment Horn/Wheel/Arm
9. Servo Case
10. Integrated Control Chip

Hình ảnh

Bên ngoài động cơ servo
Động cơ và vôn kế nối với mạch điều khiển tạo thành mạch hồi tiếp vòng kín. Cả mạch điều khiển và động cơ đều được cấp nguồn DC (thường từ 4.8 – 7.2 V).

Để quay động cơ, tín hiệu số được gới tới mạch điều khiển. Tín hiệu này khởi động động cơ, thông qua chuỗi bánh răng, nối với vôn kế. Vị trí của trục vôn kế cho biết vị trí trục ra của servo. Khi vôn kế đạt được vị trí mong muốn, mạch điều khiển sẽ tắt động cơ.

Như ta dự đoán, động cơ servo được thiết kế để quay có giới hạn chứ không phải quay liên tục như động cơ DC hay động cơ bước. Mặc dù ta có thể chỉnh động cơ servo R/C quay liên tục (sẽ trình bày sau) nhưng công dụng chính của động cơ servo là đạt được góc quay chính xác trong khoảng từ 90o – 180o. Việc điều khiển này có thể ứng dụng để lái robot, di chuyển các tay máy lên xuống, quay một cảm biến để quét khắp phòng…

2. Servo và điều biến độ rộng xung
Trục của động cơ servo R/C được định vị nhờ vào kỹ thuật gọi là điều biến độ rộng xung (PWM). Trong hệ thống này, servo là đáp ứng của một dãy các xung số ổn định. Cụ thể hơn, mạch điều khiển là đáp ứng của một tín hiệu số có các xung biến đổi từ 1 – 2 ms. Các xung này được gởi đi 50 lần/giây. Chú ý rằng không phải số xung trong một giây điều khiển servo mà là chiều dài của các xung. Servo đòi hỏi khoảng 30 – 60 xung/giây. Nếu số này qua thấp, độ chính xác và công suất để duy trì servo sẽ giảm.

Với độ dài xung 1 ms, servo được điều khiển quay theo một chiều (giả sử là chiều kim đồng hồ như hình dưới.
Hình ảnh

Điều khiển vị trí của trục ra của động cơ bằng cách điều chế độ rộng xung
Với độ dài xung xung 2 ms, servo quay theo chiều ngược lại. Kỹ thuật này còn được gọi là tỉ lệ số chuyển động của servo tỉ lệ với tín hiệu số điều khiển.
Công suất cung cấp cho động cơ bên trong servo cũng tỉ lệ với độ lệch giữa vị trí hiện tại của trục ra với vị trí nó cần đến. Nếu servo ở gần vị trí đích, động cơ được truyền động với tốc độ thấp. Điều này đảm bảo rằng động cơ không vượt quá điểm định đến. Nhưng nếu servo ở xa vị trí đích nó sẽ được truyền động với vận tốc tối đa để đến đích càng nhanh càng tốt. Khi trục ra đến vị trí mong muốn, động cơ giảm tốc. Quá trình tưởng chừng như phức tạp này diễn ra trong khoảng thời gian rất ngắn một servo trung bình có thể quay 60o trong vòng ¼ - ½ giây.
Vì độ dài xung có thể thay đổi tùy theo hãng chế tạo nên ta phải chọn servo và máy thu vô tuyến thuộc cùng một hãng để đảm bảo sự tương thích. Đối với robot, ta phải làm một vài thí nghiệm để xác định độ dài xung tối ưu.
3. Vai trò của Vôn kế
Vôn kế trong servo giữ vai trò chính trong việc cho phép định vị trí của trục ra. Vôn kế được gắn vào trục ra (trong một vài servo, Vôn kế chính là trục ra). Bằng cách này, vị trí của Vôn kế phản ánh chính xác vị trí trục ra của servo. Ta đã biết Vôn kế hoạt động nhờ cung cấp một điện áp biến thiên cho mạch điều khiển.

Khi cần chạy bên trong Vôn kế chuyển động, điện thế sẽ thay đổi. Mạch điều khiển trong servo so sánh điện thế này với độ dài các xung số đưa vào và phát “tín hiệu sai số” nếu điện thế không đúng. Tín hiệu sai số này tỉ lệ với độ lệch giữa vị trí của Vôn kế và độ dài của tín hiệu vào. Mạch điều khiển sẽ kết hợp tín hiệu sai số này để quay động cơ. Khi điện thế của Vôn kế và độ dài các xung số bằng nhau, tín hiệu sai số được loại bỏ và động cơ ngừng.
4. Các giới hạn quay 
Các servo khác nhau ở góc quay được với cùng tín hiệu 1 – 2 ms (hoặc bất kỳ) được cung cấp. Các servo chuẩn được thiết kế để quay tới và lui từ 90o – 180o khi được cung cấp toàn bộ chiều dài xung. Phần lớn servo có thể quay được 180o hay gần 180o.

Nếu ta cố điều khiển servo vượt quá những giới hạn cơ học của nó , trục ra của động cơ sẽ đụng vật cản bên trong, dẫn đến các bánh răng bị mài mòn hay bị rơ. Hiện tượng này kéo dài hơn vài giây sẽ làm bánh răng của động cơ bị phá hủy.

Hình ảnh
Vôn kế thường được dùng như một cầu chia áp.
Khi Vôn kế quay, cần chạy di chuyển dọc theo chiếu dài thanh điện trở.
Tín hiệu ra của Vôn kế là một điện thế biến thiên từ 0 -? V
5. Các loại và kích thước servo đặc biệt
Ngoài servo kích thước chuẩn dùng trong robot và mô hình điều khiển vô tuyến cón có các loại servo R/C khác:
Servo tỉ lệ ¼ / tỉ lệ lớn (quarter-scale / large-scale servo): kích thước gấp khoảng 2 lần servo chuẩn, công suất lớn hơn rõ, được dùng trong các mô hình máy bay lớn nhưng cũng có thể làm động cơ công suất tốt cho robot.
Servo nhỏ (mini-micro servo): kích thước nhỏ hơn khoảng 2 lần so với servo chuẩn, không mạnh bằng servo chuẩn, dùng ở những không gian hẹp trong mô hình máy bay hay xe hơi
Servo tời buồm (sail minch servo): mạnh nhất, dùng để điều khiển các dây thừng của buồm nhỏ và buồm chính trong mô hình thuyền buồm.
Servo thu bộ phận hạ cánh (landing-gear retraction servo): dùng để thu bộ phận hạ cánh trong mô hình máy bay vừa và lớn. Thiết kế bộ phận hạ cánh thường đòi hỏi servo phải đảm bảo góc quay ít nhất là 170o. Các servo này thường nhỏ hơn kích thước chuẩn vì không gian giới hạn trong mô hình máy bay.
6. Hệ thống truyền động bánh răng và truyền công suất
Động cơ bên trong servo R/C quay khoảng vài ngàn vòng / phút. Tốc độ này quá nhanh để có thể dùng trực tiếp lên mô hình máy bay, xe hơi hay robot. Tất cả các servo đều có một hệ thống bánh răng để giảm vận tốc ra của động cơ còn khoảng 50 – 100 v/ph. Các bánh răng của servo có thể làm plastic, nylon hay kim loại (thường là đồng thau hay nhôm) Bánh răng kim loại có tuổi thọ cao nhưng giá thành cũng cao. Các bánh răng thay thế luôn có sẵn. Khi một hay vài bánh răng bị hư, servo không khớp và ta phải thay bánh răng. Trong một vài trường hợp ta có thể “nâng cấp” bánh răng plastic thành bánh răng kim loại.
Bên cạnh các bánh răng dẫn động, trục ra của động cơ cũng thường bị mòn và xước. Trong các servo rẻ nhất, trục này được đỡ bằng miếng đệm plastic, miếng đệm này rất dễ mất tác dụng nếu động cơ chạy nhiều. Thực sự thì đây cũng không phải là miếng đệm mà chỉ là một ống lót giúp giảm ma sát giữ trục và vỏ của servo. Các ống lót bằng kim loại, cụ thể là ống lót bằng đồng thau có thấm chất bôi trơn, bền hơn nhưng cũng đắt hơn. Servo sử dụng vòng bi có tuổi thọ cao nhất và đắt nhất. Ta cũng có thể “nâng cấp” servo bằng vòng bi có sẵn.
Sơ đồ nguyên lý board mạch của servo:

RC Plane 3D


Chỉ số "C" của pin Lipo

Chỉ số C bình thường là biểu thị khả năng phóng điện của pin, còn pin thực sự phóng điện bao nhiêu thì lại phụ thuộc vào motor ăn dòng bao nhiêu. Còn motor ăn dòng bao nhiêu thì lại phụ thuộc nhiều yếu tố nhưng quan trọng là thông số cánh quạt (cả kích cỡ và pitch cánh). Cái đó thể hiện trong thông số motor từ phía nhà sản xuất. 
Về chỉ số C càng cao thì pin phóng điện càng mạnh nhưng bù lại thời gian sử dụng càng ngắn, điều này ko có gì phải bàn cãi về lý thuyết, tuy nhiên nếu tính thực tế thì phải đo bằng một số dụng cụ đo công suất động cơ với cánh quạt (đo có tải) thì mới chính xác pin sẽ dùng bao lâu. còn ko thì ước đoán theo thông số nhà sản xuất công bố. 
Ví dụ cụ thể: pin 2200mah 20C sẽ phóng điện đến cạn pin ở dòng 44A trong 3 phút 
motor emax 2215/20BL thì ăn dòng tối đa cỡ 25A (lực đẩy 1kg với cánh 10*5 inches). 
Như vậy nếu liên tục dùng dòng maximum 25A thì có thể dùng pin trong thời gian = 44/25*3=5.28phút. Tuy nhiên dùng dòng max thì sẽ nhanh bị cháy motor và cạn sạch pin và phù. 
Trong thực tế máy bay cánh bằng depron điện thường chỉ nặng vào tầm 550-600g, do đó chỉ cần dùng 50% lực maximum là đã bay được (trừ lúc cất cánh, vào cua ngang hoặc lên trên cần lực nâng lớn hơn), khi đó tương ứng với dòng điện tiêu thụ chỉ cỡ 15A nên thời gian bay sẽ vào cỡ = 44/15*3=8.8 phút, nếu bay nương gió thì có thể lâu hơn nữa do cần dùng lực nâng tối thiểu thôi (nhân đây cũng nói thêm hình dạng máy bay sẽ giúp tiết giảm nhu cầu lực nâng của motor vì máy bay có hình dáng tạo lực nâng tốt sẽ chỉ cần dùng ít năng lương hơn, do vậy bay sẽ lâu hơn) 

P/s: muốn bay lâu hơn dùng nhiều pin nối với nhau cũng được, nhưng bạn quên rằng nhiều pin thì sẽ càng nặng --> lực càng nhiều --> motor tiêu thụ dòng lớn ---> mau hết dòng hết năng lượng. Nói chung bay RC thì nên canh thời gian bay 5phút/lượt bay là đủ phê rồi. Hãy để pin và người có thời gian nghỉ ngơi, thư giãn. 

Tìm hiểu về ESC (Electronic Speed Control)


+ Trong ESC, bộ phận giới hạn điện áp cho pin lipo có tên là LVC ( Low Voltage Cut-Off )

+ BEC: BEC là bộ nguồn ổn áp tạo điện áp làm việc (5 volt) cho vi điều khiển nằm trong ESC và cung cấp luôn cho RX cũng như các servo... BEC đi kèm ESC thường là loại ổn áp bù nối tiếp nên rất nóng(điện áp pin càng cao thì càng nóng) và rất hao pin, vì vậy thường người ta ko dùng BEC trong ESC mà dùng BEC rời gọi là UBEC 
+ UBEC: là nguồn ổn áp dạng đóng ngắt, sử dụng PWM(kỹ thuật điều biến bề rộng xung) để biến đổi điện thế DC to DC ( 1 chiều sang 1 chiều). Thường thì UBEC sử dụng dạng mạch step down để hạ áp (thường điện áp pin lớn hon điện áp làm việc). 
+ PWM: kỹ thuật điều biến bề rộng xung, đây là phần nguyên lý của ESC, kỹ thuật này giúp ta điều chỉnh công suất cấp cho động cơ thông qua độ rộng xung. Giả dụ ta gắn 1 biến trở để điều khiển vận tốc quay của động cơ (như quạt máy chẳng hạn), phương pháp này có ưu điểm là dễ làm, nhưng mà biến trở sẽ tiêu hao 1 phần năng lượng và biến thành nhiệt năng. Ta thay biến trở bằng 1 nút nhấn, và bắt đầu nhấn, ta nhấn nhanh thì động cơ quay mượt, thời gian nhấn lâu hơn thời gian nhả thì động cơ quay nhanh. Đó là ý tưởng về PWM, ta thay 1 nút nhấn bằng 1 IC có khả năng phát xung và có thể điều chỉnh được 2 đại lượng(tần số và độ rộng xung). IC này ngày nay thường dùng các loại vi điều khiển mà điển hình là ATmega8 với khả năng điều chế PWM vượt trội và giá thành rẻ. Do đó, khi nói đến PWM trên ESC ta có thể tham khảo về mặt tần số với đơn vị là Hz(thường từ 6k-8kHz);   
+FET: transistor trường ứng, đây là khối công suất của mạch ESC, xung do vi điều khiển điều chế và phát ra không có khả năng cấp dòng cho động cơ vì đơn giản nó chỉ là tín hiệu PWM, vì vậy cần có các FET cấp dòng cho động cơ với sự điều khiển bằng xung PWM. Khả năng chịu dòng của FET cũng là khả năng chịu dòng của ESC.
Ngoài ra các bạn có thể tham khảo tại đây: http://en.wikipedia.org/wiki/Electronic_speed_control
Nguồn: clbmohinh.com

Kiến thức cơ bản về R/C


PHẦN 1: KHÚC DẠO ĐẦU 

Xin chào các bạn có niềm đam mê với mô hình điều khiển (Radio Controlled - R/C) 
Lâu nay mình thấy các thành viên nhiều khi hỏi rất nhiều điều hơi cơ bản và giống nhau, tuy nhiên đa phần không thể tìm được câu trả lời nhanh, gọn, tới nơi tới chốn, và cũng rất nhiều bạn "bị" yêu cầu đọc lại các bài viết đã đăng về kiến thức để tự trả lời, cũng như làm cho các thành viên lâu năm "mệt mỏi" vì thấy một thứ "lặp đi lặp lại". Quan điểm cá nhân của mình là điều này chưa thỏa đáng lắm, tuy nhiên "đọc lại các bài viết kiến thức đã đăng" vẫn là điều cần thiết đối với R/C như với bất kỳ lĩnh vực nào có đụng chạm đến kỹ thuật-thông tin. 
Do vậy mình đăng bài này lên với mục đích như là một sổ tay cơ bản về R/C, bao gồm các lĩnh vực về đồ điện, về kit, về thiết bị thu phát sóng,v.v.. nhằm giúp cho newbie, những thành viên mới luôn luôn nôn nóng gia nhập thật nhanh với môn chơi R/C này. Tuy nhiên, mình cũng xin nói trước rằng mình chỉ chơi R/C theo hướng R/C điện, chuyên môn máy nổ cực kỳ hạn chế cho nên mình cũng mong muốn được các thành viên khác chia sẻ kiến thức, kinh nghiệm giúp đỡ newbie trong giai đoạn đầu môn chơi R/C này. Thay mặt các newbie mình xin được cám ơn các bạn trước. 
Trong bài viết này, các kiến thức sẽ được trình bày tuần tự theo từng món đồ part (motor, esc, servo, pin, gyro...) rồi đến bộ thu phát sóng (Tx, Rx, module phát, thạch anh) rồi cuối cùng mới đến kit (máy bay heli, cánh bằng, xe, tàu). Mỗi phần trình bày sẽ bao gồm các tiêu chí: ngắn gọn, dễ hiểu và đủ ý những kiến thức PHẢI BIẾT-NÊN BIẾT-CÓ THỂ BIẾT. 
Mình cũng mong muốn các bạn đóng góp ý kiến cũng theo tiêu chí trên để tạo sự thuận lợi cho các thành viên mới, nếu được vậy mình xin cám ơn lần nữa. 
Nhập đề nãy giờ dông dài, nay mình xin vào phần chính. 
PHẦN 2: ĐỒ PART R/C 
Sở dĩ mình chọn quan điểm bắt đầu từ đồ part R/C vì mình thấy rằng để hiểu rõ món gì, bạn luôn cần phải chẻ nhỏ chúng ra, nghiên cứu rồi phân tích, tổng hợp rồi mới kết luận được. R/C cũng không ngoại lệ. Mặt khác, rất nhiều newbie cũng thích mua từng món đồ nhỏ về để ráp dần thành một bộ hoàn chỉnh, trước nhất là để giải quyết "vấn đề kinh tế", ngoài ra còn có một cái thú là tự mình ráp nên món đồ chơi của mình. Mình ko hẳn phản đối các newbie về việc này, tuy nhiên sẽ đến lúc các bạn nhận ra nhiều khi ráp đồ part còn khó khăn và tốn kém đến mức chẳng thể nào làm được. 
Đi từ cái ban đầu dễ hiểu nhất, đó là MOTOR hay moteur (tiếng Pháp) mình sẽ đi dần lên đến các món part phức tạp rồi đến bộ thu phát và cuối cùng mới đến KIT (tức là máy bay, xe, tàu ko có đồ điện hay động cơ đi cùng). 
1/ MOTOR: cơ bắp của R/C (ở đây chỉ bàn về motor điện) 
Rất dễ hiểu phải ko các bạn? Motor khỏe thì mô hình sẽ vận hành tốt. 
Phân loại động cơ điện: 
Motor chổi than Brushed, đa phần là thế hệ cũ, được cái rất rẻ, tương đối bền, nhưng không bền bằng loại không dùng chổi than do sau một thời gian sử dụng sẽ bị mòn chổi than. Thường motor brushed gồm các kích thước 180 nhỏ (động cơ lama, lama extreme), kích thước 540 to (loại động cơ xe điện 1/10),... Đa số các motor brushed cho R/C dùng pin hiệu điện thế 5-9 volt, cả 2 loại motor kể trên chỉ dùng pin lipo 2s 7,4volt. Các newbie nên lưu ý, nếu thay pin có volt cao thì sẽ cháy motor rất nhanh 
Tham khảo chi tiết về motor brushed tại đây http://en.wikipedia.org/w...shed_DC_electric_motor 
 
Motor không dùng chổi than Brushless, thế hệ mới của động cơ điện, hiệu suất rất cao 70-80%, cực bền nếu dùng đúng cách, kích thước nhỏ, trọng lượng nhẹ hơn nếu so với motor brushed có cùng sức mạnh, do vậy là ưu tiên lựa chọn cho giới R/C điện. Motor brushless gồm loại outrunner (đa số motor máy bay) là loại khi vận hành phần vỏ motor sẽ quay, còn loại inrunner (các motor xe, tàu, motor giả phản lực) khi vận hành sẽ quay trục cốt * tìm hiểu về trục cốt ở phần dưới 
Tham khảo chi tiết về motor brushless tại đây: http://en.wikipedia.org/w...less_DC_electric_motor 
 
Motor brushed thì phải đi với ESC brushed, motor brushless thì phải đi với ESC brushless, điều rất cơ bản này các newbie cũng PHẢI BIẾT. Cách phân biệt đơn giản nhất là motor brushed thì chỉ có 2 sợi dây điện đi ra, còn brushless thì có 3 sợi. 
Về đặc tính kỹ thuật 
sau đây là các kiến thức bạn PHẢI BIẾT "quy luật 5 thông số cơ bản"
Lực nâng hay lực kéo/đẩy thrust tính bằng gram hay kilogram, nói chung lực do motor vận hành sẽ phát ra được. Thông số này phụ thuộc vào loại nam châm sử dụng trong motor và cách quấn dây. Các bạn chọn lựa dựa vào trọng lượng và thể loại mô hình bạn muốn cũng như pin và thông số cánh quạt mà bạn dùng. Tóm gọn là nếu mô hình bạn mà nặng 1kg (tổng hết kit đồ điện) thì ko thể chọn motor 0.5kg được. Tuy nhiên để hiểu thêm về vấn đề chọn motor cho phù hợp, các bạn cần tham khảo thêm phần chọn KIT cuối cùng nữa. 
Dòng điện tiêu thụ current capacity (gồm dòng bình thường và dòng tối đa burst trong bao nhiêu giây) đa phần tỉ lệ với lực nâng, tuy nhiên còn tùy thuộc loại motor, cánh quạt. Thường tính bằng chỉ số Am-pe (ví dụ motor Emax BL2215/20 dành cho cánh bằng có dòng bình thường 15A, dòng burst 25A trong 60 giây). Nếu motor phải đi dòng burst quá lâu thì nguy cơ cháy khét lẹt là hiển nhiên. 
Pin sử dụng Number of cell: đa phần các nhà sản xuất motor đều có ghi rõ pin từ 2s-3s hay lên cao hơn, điều lưu ý ở đây là khi bạn dùng pin nhiều s (số tép/cell pin) thì motor sẽ có lực nâng cao hơn nhưng cũng nóng hơn, mau hỏng hơn. Do vậy hãy cân nhắc giữa việc thay một motor khác thay vì cố gắng đưa nó lên một mức làm việc cao hơn. Ví dụ motor emax BL2215/20 ở trên có pin sử dụng là loại 2s-4s, thường dùng loại 3s 11,1v 
Thông số KV số vòng quay/phút của động cơ trong 1 volt điện thế. Lấy ví dụ động cơ emax BL2215/20 là 1350kv, bạn nào xài pin 2s khi kéo hết ga sẽ có tốc độ là 1350 x 7,4 = 9990 vòng/phút, nếu lỡ có thấy máy bay có vẻ "xìu" thì đổi sang pin 3s sẽ tăng thêm được 4995 vòng/phút, sẽ "thấy khác" ngay. Cái lợi hại ở chỗ là trọng lượng không tăng bao nhiêu mà bay mạnh hơn nhiều. 
Ngoài ra số KV tỉ lệ nghịch với lực xoắn (torque) do motor tạo ra 
Các bạn tham khảo tính các loại lực về motor tại đây: 
Trọng lượng sẽ cần phải cân nhắc khi cân trọng tâm máy bay, đừng quá lãng phí chọn motor lực nâng quá cao vì khi đó đa phần trọng lượng motor rất nặng. vd emax BL2215/20 nặng 59gram 

Ngoài 5 thông số trên, bạn CẦN BIẾT mấy thông số sau: 
kích thước (đường kính ngang * chiều cao) dimension: nó sẽ ảnh hưởng đến cách lắp đặt trên mô hình. vd emax BL2215/20 có kích thước 15*22mm 
trục cốt motor (đường kính và chiều dài trục bên ngoài motor, tính bằng mm) shaft diameter- shaft length: cây trục lớn thì cứng hơn cây trục nhỏ, ngoài ra từ đường kính cây trục bạn có thể nhắm chừng lực nâng tối đa mà motor tạo ra. vd emax BL2215/20 có đường kính trục 3mm 
thông số cánh (đường kính cánh quạt * pitch cánh) recommended propeller: đối với loại cánh gắn trực tiếp vào trục cốt nếu gắn cánh quá lớn thì motor sẽ ko chịu nổi --> cháy luôn 
Chỗ này mình xin bổ sung như sau đường kính cánh quạt và pitch cánh qui ước đo bằng inch (1 inch=2.54cm), pitch cánh giải thích độ kéo của cánh, tức là quãng đường mà cánh đi được nếu như xoay đủ 1 vòng ---> pitch càng lớn thì tốc độ càng lớn. Vd: cánh 10*4.7 có đường kính 10inches và khi cánh xoay đủ 1 vòng sẽ đi được quãng đường 4.7 inches 
dòng điện tiêu thụ không tải (no load current): khi ko vận hành motor emax BL2215/20 ko lắp cánh vào vẫn ăn dòng cỡ 0.5A đó nhe. 
Cuối cùng là những điều bạn CÓ THỂ BIẾT, biết càng tốt: 
- nội điện trở internal resistance tính bằng mili Ohm, càng nhỏ càng tốt hiệu suất càng lớn. Vd emax BL2215/20 có nội trở chỉ 116 miliOhm, hiệu suất trên 80%. 
- loại nam châm sử dụng 
- sơ đồ quấn lõi dây 
- nhà sản xuất hay đơn vị gia công 
- ... 
Ở đây không bàn về giá cả vì nó là vấn đề nhạy cảm, tuy nhiên phần cuối cùng sau hết mình sẽ có phụ lục cho việc chọn lựa đầu tư sao cho tiết kiệm hiệu quả. 
Hết phần motor 
2/ Bộ điều tốc (Electric Speed Control ESC):  điều tiết hoạt động của motor 
Xin tiếp tục với bộ điều tốc, ESC cũng phân loại thành brushed và brushless, khi sử dụng chỉ kết hợp với loại motor tương ứng. Và chọn lựa ESC phụ thuộc vào việc chọn lựa motor. 

Về đặc tính kỹ thuật, các bạn PHẢI BIẾT 5 thông số sau
Dòng điện bình thường constant current và dòng tối đa burst current, đo bằng Ampe: là dòng chịu tải cho phép của ESC, vi phạm quá dòng tối đa thì sẽ cháy ESC. Dòng tối đa các bạn cũng phải chú ý thông số thời gian chịu dòng tối đa. 
Chọn loại ESC chịu dòng phải lớn hơn sức tải của motor, tuy nhiên không cần dư quá nhiều 
Vd ESC hiệu hobbywing Eagle 30A có dòng chịu tải bình thường là 30A, burst được 40A trong 10 giây, rất phù hợp với motor emax BL2215/20 đã nêu 
Hiệu điện thế sử dụng input voltage: tức là dùng pin nào thì được, thường nhà sản xuất ghi rõ luôn. Hãy lưu ý là dùng pin hiệu điện thế càng cao thì ESC sẽ càng nóng 
Vd ESC hobbywing Eagle 30A dùng pin lipo từ 2s-3s, pin niken từ 4-10 cell, tựu chung lại là hiệu thế từ 5-12volt 
Có BEC hay không? BEC là battery eliminating circuit, đơn giản là có tạo ra 1 dòng điện duy trì ổn định về hiệu thế cho Receiver, có BEC thì không cần dùng pin rời để nuôi Receiver nữa. Chú ý BEC có thông số dòng Ampe và hiệu thế volt. Từ việc có BEC sẽ dẫn đến loại UBEC và Switch BEC, mình sẽ tham khảo thêm bài của anh CKD post từ lâu bên RC-Easy. 
Vd: ESC hobbywing Eagle 30A có BEC 1A/5volt 
Kích thước size, tính bằng dài*rộng*cao (mm) 
Trọng lượng weight, tính bằng gram 
Cả kích thước và trọng lượng đều tỉ lệ thuận với sức chịu tải của ESC 
Vài điều CẦN BIẾT về việc chọn ESC: 
- Chức năng khóa kênh ga Safety Arming Feature: như tên gọi ESC có chức năng này sẽ ngăn tình trạng motor quay điên cuồng khi cấp nguồn mà vị trí kênh ga (throttle) lớn hơn 0 hay khi setup ngược kênh ga. 
VD ESC hobbywing trên có chức năng này 
- Bảo vệ quá nhiệt độ cho phép Over-heat protection: khi quá nóng ESC sẽ giảm/ngưng cấp điện cho motor, từ đó giảm nhiệt. Vd ESC trên có chức năng ngắt khi nóng quá 110 độ C 
- Chống mất tín hiệu Tx Throttle signal loss protection: khi mất tín hiệu từ 1-2 giây, nó sẽ tự động ngắt motor --> rớt máy bay nhưng sẽ dừng xe hay tàu ko cho chạy mất. Vd ESC hobbywing trên có chức năng này, sẽ ngưng motor hoàn toàn nếu mất tin hiệu trong 2 giây 
- Ngắt khi hết pin Low Voltage Protection Thresholdkhi pin tụt volt, ESC sẽ giảm/ngưng vận hành, quan trọng đối với dùng pin lipo. Ngưỡng điện thế lúc ngắt có thể hiệu chỉnh tùy loại ESC, đa số sẽ giảm hoạt động motor khi tụt 3,3volt/cell pin và ngưng hoàn toàn khi tụt dưới 3volt/cell. Tuy nhiên lưu ý là không bao giờ chơi quá mức tới như thế, vì khi đó sẽ mau hỏng pin lipo. ESC hobbywing trên có chức năng này 
- Chức năng thắng Brake Settings: cho phép việc ngưng động cơ theo kiểu từ từ hay ngưng hẳn, một số ESC cho phép setup tiến lùi, do vậy có thể dùng cho cả máy bay và xe điện 
Các điều CÓ THỂ BIẾT, không biết cũng chả sao: 
- có tản nhiệt lộ ra: như các miếng tản nhiệt của card, cpu máy tính, giúp tản nhiệt tốt hơn, tuy nhiên thực sự thì khi sản xuất người ta đã tính toán hết, nếu như sử dụng đúng kỹ thuật thì chả cần lo. 
- PWM frequency: không rành về cái này 
- FET Field Effect Transistor 
- Nguồn gốc nhà sản xuất   
Thực sự thì ESC là phần chọn sau khi chọn xong motor, và khi lắp đặt thì nên chú ý đến việc bố trí ở nơi thoáng để sử dụng bền hơn 
3/ Pin: Tiếp tục nào 
Pin là nguồn năng lực không thể thiếu, như xăng đối với xe, như thực phẩm đối với con người 
Trước hết cũng điểm qua phần phân loại pin: 
Pin không sạc (sử dụng 1 lần) primary batteries (irreversibly): rất nhiều loại thường gặp trong đời sống, pin này phân theo các loại hình dạng kiểu dáng như: pin nút áo lớn nhỏ, pin tiểu AAA nhỏ, pin tiểu AA lớn hơn (standard size), pin trung, pin đại (trong bếp ga, phần đề),... Các pin này tuy rẻ mà không rẻ, bởi vì bạn chỉ sử dụng 1 lần rồi bỏ, tính về lâu dài và nếu nhu cầu sử dụng nhiều thì sẽ rất đắt so với loại pin sạc, hơn nữa đây là nguồn ô nhiễm công nghiệp cực kỳ lớn. 
Trong R/C cũng còn ứng dụng của pin này đó là trong các cây mote (điều khiển) sử dụng pin AA. 
Pin sạc (tái sử dụng nhiều lần) secondary batteries (rechargeable): là xu hướng của thời đại ngày nay. Phân loại pin sạc dựa vào bản chất hóa học của pin, mình sẽ đi từ các loại pin sạc đời cũ đến mới. Hãy chú ý đến 2 điều của pin sạc, đó là hiệu ứng nhớ memory effect và khả năng xả cạn low self-discharge 
Pin chì (Lead-acid battery) ứng dụng bình xe hơi; ưu điểm giá rất rẻ, cho dòng điện cao >10Ah; nhược điểm rất nặng, khả năng dự trữ năng lượng/trọng lượng cực thấp, ô nhiễm cao. 
Pin Niken: NiCd nickel-cadmium, NiMH nickel-metal hydride. Đây là các loại pin rất bền, có thể tái sử dụng được 500-1000 lần nếu dùng đúng kỹ thuật. Tuy nhiên lưu ý là pin nickel có hiệu ứng nhớ, nhưng ngưỡng xả cạn rất thấp. Pin NiCd có hiệu ứng nhớ nhiều hơn NiMH, đòi hỏi phải xả cạn pin trước khi sạc. Pin NiMH có khả năng chứa năng lượng nhiều hơn rất nhiều so với pin NiCd, tuy nhiên các dòng pin có năng lượng càng cao thì vòng đời càng giảm (cụ thể là pin >2500mAh thì chỉ sạc-xả ~500 lần, theo nguồn wiki). 
Pin nickel rất thường gặp trong R/C, đặc biệt trong làm pin receiver máy nổ, pin transmitter. Pin này có điện thế danh định là 1,2 volt/cell pin. Ngưỡng xả cạn vào khoảng 0,8 volt/cell. Không nên xả pin quá mức điện áp xả cạn. 
Pin Lithium: gồm 2 loại thường gặp là 
LiIon có trong pin máy tính xách tay, điện thoại di động... 
Lipo là pin chính trong giới R/C, mình sẽ tiếp tuc nói về pin này trong phần tiếp theo. Pin Lipo rất tốt nếu sử dụng đúng quy cách và cẩn thận, nhưng cũng là loại pin nguy hiểm nhất. Sẽ có phần đề cập đến "an toàn sử dụng" sau phần đặc tính kỹ thuật. 

Đặc tính kỹ thuật pin Lipo pin lipo có điện áp danh định là 3,7volt/cell. Pin 1 cell thì gọi là 1S 3,7volt, 2cell mắc nối tiếp thì gọi là 2S 7,4volt, 3cell mắc nối tiếp là 3S 11,1volt,... Pin mà tất cả các cell mắc nối tiếp nhau thì mặc định gọi là 1P, pin gồm 2cell pin mắc song song nhau thì gọi là 2P, 3cell song song thì là 3P. Do vậy cuối cùng pin 3S2P tức là pin gồm 2 mạch pin 11,1volt mắc song song nhau, có tổng cộng 6 cell pin cả thảy. 
Những kiến thức PHẢI BIẾT: vẫn là qui luật số 5 cho dễ nhớ 
Dung lượng pin capacity (tính bằng miliAmpe-giờ/ mAh), đa số pin cho heli 450 thường dùng là loại 2200mAh, pin cánh bằng size 1m thường dùng từ 1300-1500mAh,... Dung lượng pin càng cao thì pin càng chơi được lâu, nhưng bù lại càng nặng và đắt tiền. Chọn pin tùy thuộc vào kit, motor, là bước chọn sau cùng. 
- Chỉ số C bình thường constant current, khả năng phóng điện của pin. Ví dụ pin dung lượng 2200mAh loại chỉ số 20C thì có khả năng phóng điện = dung lượng * chỉ số C = 2200*20 = 44000mA = 44Ampe. Pin có chỉ số C càng cao thì dòng phóng ra càng lớn tuy nhiên thời gian sử dụng càng giảm. Cụ thể là pin 20C nếu liên tục phóng dòng 20C thì thời gian dùng cạn là 60/20= 03 phút (công thức tính là lấy 60 chia cho chỉ số C sẽ có được số phút sử dụng nếu liên tục phóng dòng bằng chỉ số C). 
Chỉ số C tối đa (trong khoảng thời gian nhất định) burst current, là khả năng phóng điện tối đa của pin, nếu bị ép phóng điện quá mức, pin sẽ giảm tuổi thọ, hư hoặc thậm chí phù và cháy nổ. Ví dụ pin 2200mAh 20C constant/ 30C burst có thể phóng được dòng bình thường 44A, dòng tối đa 66A trong 10-15 giây. 
Ngoài lề: Trên thực tế mọi người rất thích pin có chỉ số C cao, điều này có lý, bởi vì như vậy sẽ đảm bảo dòng điện cần thiết cho motor hoạt động tốt nhất, dẫn đến máy bay/xe/tàu thao diễn tốt. Tuy nhiên vì dòng điện phóng ra còn tùy thuộc dung lượng pin, do đó hãy cân nhắc là nên tăng dung lượng hay tăng chỉ số C. 
Chọn pin là bước chọn sau cùng, sau khi đã biết kit, biết motor, biết cánh quạt/prop. 
Trọng lượng pin weight, khá quan trọng bởi vì trong máy bay R/C điện thì pin thường là phần nặng nhất, thay đổi cấu hình pin thường kéo theo điều chỉnh trọng tâm, cách xếp đặt đồ điện, do vậy đây cũng là thông số quan trọng. Thường bạn nào có chủ trương làm máy bay thì nên có cân để cân chính xác trọng lượng pin cũng như các thiết bị khác, nhằm tối ưu hóa hoạt động của máy bay. 
Uy tín của hãng pin, thật ra điều này rất khó đối với các bạn mới, bởi vì mới chơi thì làm sao biết, giữa muôn trùng các hãng cạnh tranh đấu đá nhau thì "ai cũng tốt nhất". Dù vậy cũng không khó nếu như bạn chịu bỏ tí thời gian tham vấn với các bạn đã có kinh nghiệm hoặc dò Google, nếu như search ra toàn web bán hàng thì có thể hàng đó quá mới chưa ai đánh giá, hoặc quá lởm không ai thèm dùng, còn nếu ra được các web đánh giá thì hãy tham khảo kỹ. 

Nguồn: clbmohinh.com